Scholar Hub/Chủ đề/#sấy lạnh/
Sấy lạnh là một công nghệ sấy khô tiên tiến dùng khí lạnh loại bỏ hơi ẩm mà không gây ra tác động nhiệt cao, giúp bảo quản chất lượng và hương vị sản phẩm. Phương pháp này gồm hai giai đoạn: đông lạnh và thăng hoa, thích hợp cho nhiều sản phẩm từ thực phẩm đến dược phẩm. Sấy lạnh bảo toàn chất lượng, kéo dài thời gian bảo quản nhưng yêu cầu chi phí đầu tư và quy trình phức tạp. Dù vậy, với lợi ích vượt trội về chất lượng, sấy lạnh vẫn hứa hẹn mở rộng ứng dụng trong tương lai.
Sấy Lạnh: Khái Niệm và Nguyên Lý Hoạt Động
Sấy lạnh là một công nghệ sấy khô tiến tiến, sử dụng khí lạnh để loại bỏ hơi ẩm từ vật liệu mà không gây ra tác động nhiệt cao. Được phát triển nhằm bảo quản chất lượng và hương vị tự nhiên của sản phẩm, phương pháp này ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, từ thực phẩm đến dược phẩm.
Cơ Chế Hoạt Động của Sấy Lạnh
Sấy lạnh hoạt động dựa trên nguyên lý giảm nhiệt độ của sản phẩm đến mức rất thấp, sau đó cho hơi nước thăng hoa dưới áp suất thấp. Quá trình này thường bao gồm hai giai đoạn chính: đông lạnh và thăng hoa. Trong giai đoạn đầu, sản phẩm được đông lạnh nhanh chóng, sau đó áp suất môi trường được giảm xuống, tạo điều kiện cho nước đá trong sản phẩm chuyển thành hơi mà không qua trạng thái lỏng.
Ưu Điểm của Công Nghệ Sấy Lạnh
- Bảo toàn chất lượng sản phẩm: Nhờ vào môi trường nhiệt độ thấp, các tính chất vật lý và hóa học cũng như màu sắc, hương vị của sản phẩm gốc được giữ nguyên.
- Thời gian bảo quản lâu dài: Sản phẩm sấy lạnh có thể được lưu trữ và vận chuyển mà không cần điều kiện bảo quản đặc biệt, giảm nguy cơ hư hỏng.
- Tính ứng dụng cao: Công nghệ này phù hợp với nhiều loại vật liệu khác nhau, từ thực phẩm, dược phẩm đến các sản phẩm sinh học.
Nhược Điểm của Sấy Lạnh
- Chi phí đầu tư cao: Máy móc và thiết bị cho quá trình sấy lạnh thường có giá thành cao, dẫn đến chi phí đầu tư ban đầu lớn.
- Quy trình phức tạp: Để đảm bảo hiệu quả, quá trình sấy lạnh đòi hỏi sự kiểm soát nghiêm ngặt về nhiệt độ và áp suất, cùng với đó là quản lý kỹ thuật phức tạp.
Ứng Dụng của Sấy Lạnh
Công nghệ sấy lạnh được ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp như thực phẩm, nơi nó giúp bảo quản rau, củ, trái cây, thịt và hải sản mà vẫn giữ được nguyên vẹn dinh dưỡng. Trong dược phẩm, sấy lạnh giúp tạo ra các sản phẩm sinh học như vaccine, góp phần quan trọng trong việc bảo quản và vận chuyển.
Kết Luận
Sấy lạnh là một công nghệ tiên tiến mang lại nhiều lợi ích vượt trội trong việc bảo quản và chế biến sản phẩm. Dù chi phí và quy trình có phần phức tạp hơn so với các phương pháp sấy khác, nhưng những lợi ích mà nó mang lại đặc biệt quan trọng đối với các ngành đòi hỏi chất lượng sản phẩm cao. Với sự phát triển không ngừng của công nghệ, sấy lạnh hứa hẹn sẽ tiếp tục được cải tiến và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực mới.
ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ CaCl2, NHIỆT ĐỘ SẤY VÀ THỜI GIAN SẤY ĐẾN CHẤT LƯỢNG BỘT ỔI SẤY LẠNHNghiên cứu này nhằm khảo sát ảnh hưởng của nồng độ CaCl2 trong nước ngâm trước khi sấy, nhiệt độ sấy và thời gian sấy đến chất lượng bột ổi sấy lạnh dựa trên các chỉ tiêu về độ ẩm, màu sắc, hàm lượng vitamin C và chất lượng cảm quan của sản phẩm bằng máy sấy bơm nhiệt. Ổi nguyên liệu được cắt lát khoảng 0,15 cm, xử lý với CaCl2 nồng độ 2, 3, 4 và 5% (đối chứng 0%) để hạn chế sự mất màu và giảm độ nhớt của ổi trong quá trình sấy, sau đó được đưa đi sấy lạnh và nghiền mịn để tạo sản phẩm bột ổi. Kết quả cho thấy CaCl2 nồng độ 4% giúp màu sắc của sản phẩm sáng hơn, chất lượng cảm quan cao hơn. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến chất lượng bột ổi sấy lạnh được khảo sát ở các mốc nhiệt độ 45, 50, 55 và 60oC. Ảnh hưởng của thời gian sấy được khảo sát cách 2 giờ mỗi lần đối với độ ẩm kể từ khi bắt đầu sấy và ở 16, 18 và 20 giờ sau khi sấy đối với chỉ tiêu vitamin C và cảm quan. Ổi sấy ở 50oC trong 18 giờ cho độ ẩm 11,73% (< 13%), hàm lượng vitamin C là 156 mg, tính chất cảm quan của bột ổi ở mức “thích” và “rất thích” trên thang 9 điểm.
#Ổi #Bột ổi #CaCl2 #Tiền xử lý #Sấy trái cây
Thực nghiệm xác định các thông số công nghệ chính của quá trình sấy màng đỏ hạt gấc theo phương pháp sấy bơm nhiệtBài báo trình bày kết quả nghiên cứu thực nghiệm sấy màng đỏ hạt gấc bằng phương pháp sấy bơm nhiệt. Để xác định các thông số tối ưu cho quá trình sấy, các thí nghiệm được bố trí theo quy hoạch thực nghiệm trực giao cấp 2 và được tối ưu hóa đa mục tiêu theo phương pháp bề mặt đáp ứng (RSM). Theo kết quả nghiên cứu thực nghiệm, các thông số công nghệ tối ưu đã xác định nhiệt độ sấy t¬g= 44,160C, nhiệt độ ngưng tụ hơi nước tại dàn lạnh tf =14,30C và vận tốc tác nhân sấy vg = 2,6 m/s. Tương ứng với chế độ tối ưu này, các hàm mục tiêu đạt giá trị tối ưu gồm thời gian sấy = 11,27 giờ, điện năng tiêu thụ tính cho 1 kg ẩm bay hơi Ne = 4,363 kWh/kg ẩm, phần trăm hàm lượng beta carotene thất thoát trong sản phẩm sau sấy B = 4,394%.
#bơm nhiệt #gấc #sấy màng đỏ hạt gấc #sấy lạnh #thực nghiệm đa yếu tố
Nghiên cứu thiết kế, chế tạo hệ thống sấy thăng hoa năng suất nhỏ có giai đoạn lạnh đông ngay trong buồng thăng hoaSấy là quá trình tách ẩm ra khỏi thực phẩm với mục đích: làm giảm trọng lượng, giảm chi phí vận chuyển, tăng giá trị cảm quan, tăng độ bền,..v.v kéo dài thời gian sử dụng. Với Công nghệ sấy thăng hoa (STH), quá trình tách ẩm làm khô sản phẩm diễn ra ở nhiệt độ thấp, áp suất thấp và nhỏ hơn điểm ba thể (0,00980C; 4.58mmHg). Sản phẩm sau sấy giữ được chất lượng như ban đầu rất tốt: vitamine và các hợp chất có hoạt tính giá trị sinh học không bị phá hủy, màu sắc và mùi vị tự nhiên không thay đổi, tạo được độ xốp, lipit không bị oxi hóa, gluxit không bị hồ hóa..., protein không bị biến tính, một số loại axit amine không thay thế không bị phá hủy. Thế nhưng kỹ thuật sấy thăng hoa rất phức tạp, thiết bị và công nghệ thường phải nhập ngoại nên giá thành cao, do đó việc nghiên cứu tính toán thiết kế. chế tạo hệ thống sấy thăng hoa (HT-STH) phù hợp với điều kiện Việt Nam thay thế thiết bị và công nghệ ngoại nhập là điều hết sức cần thiết để bước đầu triển khai STH vào công nghiệp chế biến thực phẩm.
#method #dry
Nghiên cứu, đề xuất mô hình sấy lạnh kết hợp hai chế độ nhiệt độ cao và nhiệt độ thấp để sấy thảo dượcBài báo này trình bày kết quả nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm trên mô hình thiết bị sấy thực tế sử dụng bơm nhiệt. Trong bài báo này, chúng tôi phân tích ưu, nhược điểm đặc điểm của quá trình sấy, của phương pháp sấy nóng, phương pháp sấy lạnh. Bài báo cũng đã nghiên cứu và xây dựng mô hình sấy lạnh kết hợp 2 chế độ nhiệt độ cao và nhiệt độ thấp để sấy thảo dược nhằm hạn chế các nhược điểm của phương pháp sấy riêng biệt lạnh và phương pháp sấy nóng. Bài báo cũng trình bày quy trình vận hành, phân tích đánh giá ưu, nhược điểm của mô hình sấy kết hợp 2 chế độ nóng, lạnh. Kết quả nghiên cứu nhằm phục vụ nhu cầu học tập và nghiên cứu của sinh viên, kỹ sư chuyên ngành công nghệ Nhiệt – Lạnh. Đồng thời cũng là cơ sở để các doanh nghiệp chế biến và bảo quản thảo dược để nâng cao chất lượng và giảm chi phí.
#máy lạnh #máy sấy lạnh #thảo dược #sấy thảo dược #vận hành
Sản xuất bột trái mãng cầu xiêm (Annona muricata L) bằng kỹ thuật sấy bơm nhiệt ở quy mô phòng thí nghiệmMục đích chính của nghiên cứu này là khảo sát khả năng ứng dụng của kỹ thuật sấy lạnh và tìm ra thông số công nghệ phù hợp trong công nghệ sản xuất bột trái mãng cầu xiêm. Hai nội dung nghiên cứu chính là khảo sát để lựa chọn độ chín của trái mãng cầu xiêm phù hợp cho việc sản xuất bột mãng cầu xiêm và khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ tác nhân sấy đến hiệu suất sấy, mức độ hao hụt của các hợp chất tự nhiên kém bền nhiệt (vitamin C và polyphenol tổng số). Kết quả thu được: Trái mãng cầu xiêm 3 tháng tuổi phù hợp hơn cho quá trình sản xuất bột trái mãng cầu xiêm do màu sắc sáng hơn và hiệu xuất sấy cao hơn, khi so với trái mãng cầu xiêm 3 tháng 10 ngày tuổi. Kỹ thuật sấy lạnh hỗ trợ rất tốt trong việc giảm hao hụt các hợp chất tự nhiên kém bền nhiệt khi sản xuất bột trái mãng cầu xiêm. Thông số kỹ thuật của quá trình sấy xác định được là: nhiệt độ dàn nóng 38 o C, nhiệt độ dàn lạnh 12 o C, tốc độ tác nhân sấy 3,2 m/s, nhiệt độ tác nhân sấy 25 o C, thời gian sấy 8 giờ. Mẫu bột mãng cầu xiêm thu được có độ ẩm 5,2 ± 0,4 % với mức độ hao hụt polyphenol tổng số là 32,7 ± 0,3%.
ABSTRACTThis study investigated the ability to apply for making dried soursop (Annona muricata L.) of a compressed air dryer. The experiments were planed and conducted to find out which mature of soursop is suitable for making powder; and determine the effect of dried air on the drying performance, as well as on lost of some sensitive thermal compound such as vitamin C, total polyphenol. The data showed interested things. The 3 months’ soursop is better to dry compared to the 3 month and 10 days one because of bright colour and higher performance also. The suitable conditions of this drying process including heater temperature, cooler temperature, veolocity of dried air, dried air temperature, and drying time were obtained to be 38 o C, 12 o C, 3,2 m.s -1 , 25 o C, and 8 hours, respectively. The resulted powder soursop contains 5,2 ± 0.4% moisture with 32,7 ± 0.3% of total polyphenol lost compared to the native soursop.
#Mãng cầu xiêm #Bột trái cây #Sấy lạnh #Polyphenol tổng số #Sấy bơm nhiệt
NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT CAO CHIẾT GIẢO CỔ LAM (Gynostemma pentaphyllum) BẰNG CO2 SIÊU TỚI HẠN Nghiên cứu sản xuất cao chiết giảo cổ lam bằng phương pháp chiết CO 2 siêu tới hạn nhằm đa dạng hóa sản phẩm dược liệu hỗ trợ điều trị bệnh, nâng cao sức khỏe con người. Nguyên liệu sấy lạnh ở nhiệt độ 30 ± 1 0 C, đạt độ ẩm 9% và tối ưu quá trình chiết cao ở nhiệt độ 50 0 C, áp suất 300,5 bar, lưu lượng CO 2 300 lít/giờ trong 120 phút được cao chiết có hàm lượng saponin cao (14,00 ± 0,02%) . Khả năng bắt gốc tự do DPPH, hydroxyl, ức chế tạo phức Fe 2+ củacao chiết có giá trị IC 50 lần lượt 0,38 ± 0,01 mg/ml, 1,57 ± 0,07 mg/ml, 1,16 ± 0,05 mg/ml . Sản phẩm cao chiết giảo cổ lam có độ biến đổi màu sắc thấp, giữ được hương vị đặc trưng và dược chất (sapoin và polyphenol) tốt trong thời gian bảo quản 3 tháng ở nhiệt độ phòng (28 ± 2 0 C , độ ẩm 60 ± 5 % ) .
#sấy lạnh #giảo cổ lam #chiết CO2 siêu tới hạn
Đánh giá thành phần hóa học và khả năng thu nhận dầu bơ từ quả bơ sáp da xanh bằng phương pháp sấy kết hợp ép lạnhMục đích của nghiên cứu này nhằm đánh giá thành phần hóa học, hiệu quả bảo quản bằng phương pháp lạnh đông và chế độ sấy lạnh đến chất lượng phần thịt quả bơ sáp da xanh. Kết quả cho thấy thịt bơ chứa 84,47% nước; 5,15% lipid; 3,27% carbohydrate; 2,19% xơ thô; 1,57% protein; 0,74% tinh bột; 0,05% vitamin C; 0,03% vitamin E. Đáng chú ý trong thành phần axit béo của thịt bơ hàm lượng acid palmitic chiếm đến 34,5% tổng số các acid béo. Thịt bơ được cắt lát dày (0,5 cm), ngâm qua dung dịch acid ascorbic 0,5% cho thấy hàm lượng lipid không có sự thay đổi đáng kể, hàm lượng vitamin C giảm 42 % và chỉ số peroxide của dầu bơ tăng 23,4 % sau 6 tuần bảo quản lạnh đông ở nhiệt độ –18oC. Khi sấy thịt bơ ở nhiệt độ 40oC trong thời gian 18 giờ trong thiết bị sấy lạnh thì hàm lượng vitamin C giảm 20 % và chỉ số peroxide tăng 21,4 % so với mẫu bơ ban dầu. Sau khi ép, dầu bơ đạt các chỉ tiêu chất lượng đối với yêu cầu dùng trong mỹ phẩm.
#thịt bơ #thành phần hóa học #sự sẫm màu do enzyme #sấy lạnh #chỉ số peroxide
MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH CHẾ BIẾN CÁ TRỨNG SẤY ĐÔNG LẠNH IQFKhảo sát và thuyết minh quy trình chế biến cá trứng sấy đông lạnh IQF. Chế biến sản phẩm cá trứng sấy đông lạnh IQF với các yếu tố: Khối lượng cá trung bình 22,8g; nhiệt độ đông lạnh –25,35oC và thời gian đông lạnh 3 giờ 45 phút, thu được sản phẩm có chất lượng cảm quan đạt loại tốt với điểm cảm quan 18,67 theo TCVN 3215-79. Kiểm tra các chỉ tiêu vi sinh: Tổng số vi sinh vật hiếu khí, Coliforms, Escherichia coli, Salmonella, Clostridium perfringens, Virio parahaemolyticus, Staphylococcus aureus đều đạt yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm theo Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT của Bộ Y tế